Tin tức

Phòng cháy chữa cháy (PCCC): Trời nắng nóng đồ điện gia dụng chập cháy hàng loạt, ra ngoài cần chú ý kẻo trả giá bằng tính mạng!

23 July, 2018
Phòng cháy chữa cháy (PCCC): Trời nắng nóng đồ điện gia dụng chập cháy hàng loạt, ra ngoài cần chú ý kẻo trả giá bằng tính mạng! Một số đồ gia dụng thiết yếu trong gia đình lại tiềm ẩn những nguy cơ mất an toàn, có thể dẫn đến sự cố cháy nổ nghiêm trọng, gây thiệt hại đến sức khỏe thậm chí cả tính mạng. Gần đây liên tiếp xảy ra các vụ cháy nổ với lý do chập cháy điện, chúng ta cần hiểu rõ về vấn đề này để có biện pháp xử lý rủi ro cũng như cách phòng tránh cho bản thân gia đình khỏi những tai nạn, thiệt hại về người và của không đáng có. Theo Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy TP. Hà Nội, trong 7 tháng đầu năm 2017, trên địa bàn thành phố đã có 282 vụ cháy xuất phát từ sự cố về điện, chiếm hơn 55% tổng số vụ cháy. Trong năm 2015, các vụ cháy trên cả nước làm chết 62 người, bị thương 264 người, thiệt hại về tài sản lên đến 1.498 tỷ đồng. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2016, 1206 vụ cháy, nổ đã xảy ra trong đó có 571 vụ, chiếm gần 60%, xuất phát từ nguyên nhân chính là sự cố hệ thống điện và thiết bị điện.   Rất nhiều vụ cháy nổ xảy ra do chập cháy thiết bị đồ điện gia dụng Trước những thiệt hại to lớn mà những vụ nổ gây ra, đã đến lúc chúng ta cần phải nhìn lại những đồ vật quanh mình, để xác định đâu là những thứ tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ và cách phòng tránh trước khi quá muộn. Dùng đồ điện trong nhà tắm hoặc nhà vệ sinh Những ổ cắm điện trong nhà tắm theo tiêu chuẩn sẽ phải được đặt ở vị trí cao, cách xa nguồn nước để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên không vì thế mà chúng ta có thể thoải mái sấy tóc hay sạc điện thoại trong nhà tắm mà không có chuyện gì xảy ra. Sự thật là các thiết bị điện đều có nguy cơ bị rò điện, và nếu như bạn đang đi chân không, hoặc sàn nhà đang ướt thì quả là vô cùng nguy hiểm cho tính mạng của mình. Mối nguy từ bóng đèn dây tóc Ngoài nguyên nhân chập điện, quá tải thông thường, khi bóng đèn quá nóng, một giọt nước rơi vào mặt thủy tinh cũng khiến bóng đèn vỡ tung. Tuy sức nổ không lớn nhưng những mảnh thủy tinh văng xa và mạnh có thể gây nên những tổn thương ngoài ý muốn. Sử dụng dây điện, thiết bị điện rẻ tiền   Nối dây sai cách và dùng dây điện rẻ tiền có thể khiến bạn phải trả giá Một trong những nguyên nhân cháy nổ phổ biến nữa là do chập, cháy đường điện hoặc các thiết bị điện trong gia đình. Việc sử dụng một dây điện kém chất lượng có thể tăng nguy cơ rò điện, chập điện, gây đoản mạch nữa. Hậu quả nhẹ thì khiến các thiết bị điện khác cũng hỏng, nặng thì gây cháy nổ, thậm chí là thiệt hại về người. Tương tự như vậy, các thiết bị điện kém chất lượng sẽ không đảm bảo an toàn, làm tăng nguy cơ tai nạn điện. Dùng đồ điện khi tay ướt Trên thực tế, nguy cơ bị giật điện sẽ thấp hơn rất nhiều nếu bạn dùng tay khô, vì bản thân cơ thể người đã có điện trở tương đối lớn. Nhưng nếu tay bạn ướt thì khác, vì nước lúc này mới là vật dẫn điện. Dập lửa điện bằng nước   Khi đồ điện bị cháy nổ nếu dập lửa bằng nước thì đúng là đại họa    Dù chuẩn bị kỹ đến đâu, nguy cơ chập điện gây cháy nổ vẫn có thể xảy ra vì một số nguyên nhân như bị chuột cắn dây điện. Và lúc này nếu dập lửa bằng nước thì đúng là đại họa. Dòng điện khi gặp nước sẽ càng mạnh lên, gây nổ, hoặc thậm chí theo dòng nước giật thẳng vào người chúng ta. Nếu tình huống như vậy có xảy ra, thứ duy nhất được dùng là bình cứu hỏa. Trong trường hợp không có bình, hãy ngắt aptomat điện của cả nhà rồi gọi cứu hỏa ngay và luôn. Bọc dây điện sai cách Nhiều người cho rằng chỉ cần bọc dây điện bằng băng dính cách điện là an toàn, nhưng rất tiếc, điều này chưa đủ. Việc cuốn dây quá nặng có thể khiến lõi dây không thể thoát nhiệt, gây quá tải nhiệt và chập điện. Hơn nữa, các loại dây điện chất lượng tốt vốn có vỏ cao su cách điện rất tốt, nên việc cuốn thêm băng dính cách điện là hoàn toàn không cần thiết. Ngoài ra, trong thời tiết nắng nóng như hiện nay, khi đi ra ngoài mọi người chú ý tắt hết nguồn điện để tránh tình trạng chập cháy dây điện gây nên hậu quả đáng tiếc. Nguồn bài viết: T.H - Blogtamsu   Phòng cháy chữa cháy là gì Phòng cháy chữa cháy (PCCC) là gì? Định nghĩa PCCC? Nguyên lý PCCC? Phương pháp PCCC? Hệ thống PCCC? Trang thiết bị PCCC? Mặt nạ chống độc TLZ 30 - Giải pháp an toàn hiệu quả Như bạn đã biết, hiện nay ở Việt Nam đang xảy ra rất nhiều vụ cháy nổ, chúng đến đột ngột, nghé thăm bất thình lình và để lại nhiều hậu quả tàn khốc khiến chúng ta phải giật mình! Quy trình xử lý khi gặp đám cháy Gồm 7 bước: Bước 1 : Bình tĩnh xử lý khi có cháy nổ (bước quan trọng nhất). Khi biết cháy cần xác định nhanh điểm xảy ra cháy – Nhanh chóng đưa ra các giải pháp để chữa cháy chống cháy. Cần thứ tự 
Facebook Lucky Plus Messenger Lucky Plus 0975083931