Tin tức

SÉT LÀ GÌ? CÁC DẠNG CHỐNG SÉT VÀ GIẢI PHÁP HỆ THỐNG CHỐNG SÉT

18 August, 2018
SÉT LÀ GÌ? CÁC DẠNG CHỐNG SÉT VÀ GIẢI PHÁP HỆ THỐNG CHỐNG SÉT   A/ SÉT LÀ GÌ? Sét là gì? Theo ước tính của các nhà chuyên môn, trên khắp mặt địa cầu, cứ mỗi giây có khoảng 40-50 cú sét đánh xuống mặt đất. Sét không những gây thương vong cho con người, mà còn có thể phá hủy những tài sản của con người như các công trình xây dựng, công trình cung cấp năng lượng, hoạt động hàng không, các thiết bị dùng điện, các đài truyền thanh truyền hình, các hệ thống thông tin liên lạc... và làm gián đoạn công việc. Sét là một nguồn điện từ rất mạnh, xuất hiện do sự hình thành các điện tích khối lớn - từ các đám mưa giông mang điện tích dương, ở phần trên của đám mây - và điện tích âm, ở phần dưới của đám mây - tạo một điện trường có cường độ lớn chung quanh đám mây. Trong quá trình tích lũy các điện tích trái dấu, một điện trường có cường độ gia tăng liên tục được hình thành. Khi điện thế tại một nơi nào đó trong đám mây vượt quá ngưỡng cách điện của không khí, sẽ xảy ra hiện tượng sét đánh xuyên, hay còn gọi là sét tiên đạo. Con đường mà sét đi qua, làm thiệt hại cho tài sản của con người trên mặt đất, có thể kể ra như sau: - Sét đánh thẳng vào công trình. - Sét lan truyền qua các đường cáp cung cấp nguồn cho thiết bị điện và qua các đường cáp tín hiệu giữa các thiết bị điện. Dựa vào đặc tính sét, các giải pháp chống sét phân biệt thành hai loại: chống sét trực tiếp và chống sét lan truyền. B/ CÁC DẠNG CHỐNG SÉT VÀ GIẢI PHÁP HỆ THỐNG CHỐNG SÉT Chống sét và giải pháp hệ thống chống sét I. CHỐNG SÉT ĐÁNH THẲNG 1. Chống sét đánh thẳng bằng kim thu sét và hệ thống tiếp địa Đây là công nghệ thường được sử dụng tại Việt Nam, giá thành rẻ, dễ thi công, lắp đặt... Cấu hình của loại này gồm có 3 phần: a. Các đầu kim thu sét: Thường làm bằng thép mạ đồng, đồng thau đúc bằng inox. Lựa chọn chiều dài và bán kính bảo vệ của kim còn phụ thuộc vào cấu trúc của công trình cần được bảo vệ. Kim thu sét có bán kính bảo vệ càng lớn thì giá tiền sẽ càng cao (Thông thường R = 50m - 120m) b. Dây dẫn sét: Dùng dẫn dòng sét từ các đầu kim thu đến hệ thống tiếp đất. Thường làm bằng đồng lá hoặc cáp đồng trần, tiết diện của dây dẫn được quy định theo tiêu chuẩn quốc tế ( NFC 17 102 của Pháp ) từ 50mm2 đến 75mm2. c. Hệ thống tiếp địa: Dùng để tản dòng điện sét trong đất. Cấu hình của hệ thống tiếp địa này gồm: - Các cọc tiếp địa: thường dài từ 2,4 mét đến 3 mét. Đường kính ngoài thường là 14-16mm. Được chôn thẳng đứng và cách mặt đất từ 0.5 đến 1 mét. Khoảng cách cọc với cọc từ 3 đến 15 mét. Dây tiếp địa: thường là cáp đồng trần có tiết diện từ 50 đến 75mm2 dùng để liên kết các cọc tiếp đất này lại với nhau. Cáp này nằm âm dưới mặt đất từ 0,5 đến 1 mét. - Ốc siết cáp hoặc mối hàn hoá nhiệt CADWELD: dùng để liên kết và các cọc tiếp đất với nhau. 2. Chống sét đánh thẳng bằng công nghệ tiêu tán đám mây điện tích không cho hình thành tia tiên đạo sét (dissipation array system). Công nghệ này hiện nay ở Viêt Nam rất ít sử dụng vì giá thành cao, chỉ được ứng dụng vào một số công trình cần thiết. Các hãng sản xuất như:  LEC – USA, LIGHTING PREVECTION SYSTEM _ USA. Cấu hình của loại này gồm có 3 phần: a. Các đầu phát ion dương: Thường làm bằng thép mạ đồng hoặc bằng inox. Các đầu phát ion dương có dạng quả cầu nhiều gai. Dạng cái dù nhiều gai, hoặc dạng cánh dơi nhiều gai b. Dây dẫn sét: Dùng để dẫn dòng ion dương từ mặt đất đi lên các thiết bị phát ion dương. Thường làm bằng cáp đồng trần, tiết diện của dây dẫn được quy định theo tiêu chuẩn quốc tế ( nfc 17 102 của Pháp ) từ 50mm2 đến 75mm2. c. Hệ thống tiếp địa: Dùng để tản dòng điện sét trong đất. Cấu hình của hệ thống tiếp địa này gồm: - Các cọc tiếp đất: thường dài từ 2,4 mét đến 3 mét. Đường kính ngoài thường 14– 16mm. Được chôn thẳng đứng và cách mặt đất từ 0,5 đến 1 mét. Yêu cầu dây cáp tiếp đất này phải được nối thành một mạch vòng kín trước khi nối với dây dẫn sét. - Ốc siết cáp hoặc mối hàn hoá nhiệt cadweld: dùng để liên kết dây tiếp đất và các cọc tiếp đất với nhau. 3. Chống sét đánh thẳng bằng công nghệ phát tia tiên đạo sớm ( Early Streamer Emission ). Các hãng sản xuất: INDELEC – PHÁP, SATELIT – PHÁP, HELITA – PHÁP, POUYET – PHÁP, PARATONNRRES – PHÁP, ERICO – ÚC. INGESCO – TÂY BAN NHA. Cấu hình của loại này gồm có 3 phần: a. Đầu thu lôi: Dùng để phát tia tiên đạo đi lên thu hút sét về nó. Đầu thu lôi được gắn trên trụ đỡ có độ cao trung bình  là 5 mét so với đỉnh của công trình cần được bảo vệ. b. Dây dẫn sét: Dùng để dẫn dòng sét đầu thu lôi đến hệ thống tiếp đất. Thường làm bằng đồng lá hoặc cáp đồng trần, tiết diện của dây dẫn được quy định theo tiêu chuẩn quốc tế (nfc 17 102 của pháp ) từ 50mm2 đến 75mm2. c. Hệ thống tiếp địa: Dùng để tản dòng điện sét trong đất. Cấu hình của hệ thống tiếp địa này gồm: - Các cọc tiếp địa: thường dài từ 2.4 mét đến 3 mét. Đường kính ngoài thường là 14 – 16mm. Được chôn thẳng đứng và cách mặt đất từ 0,5 đến 1 mét. Khoảng cách cọc với cọc từ 3 đến 15 mét. - Dây tiếp địa: thường là cáp đồng trần có tiết diện từ 50 đến 75mm2 dùng để liên kết các cọc tiếp đất này lại với nhau. Cáp này nằm âm dưới mặt đất từ 0,5 đến 1 mét. - Ốc siết cáp hoặc nối hàn hoá nhiệt cadweld: dùng để liên kết dây tiếp đất và các cọc tiếp đất với nhau. II. CHỐNG SÉT LAN TRUYỀN: 1. Chống sét lan truyền cho trạm biến áp 1000v (1kv): a. Dùng chống sét Van là ( Lightning Arrester ) lắp tại đầu đường dây vào trạm biến áp để cắt xung điện sét xuống đất. - Dùng chống sét van sơ ( gọi là thiết bị cắt sét nguồn 3 pha hoặc 1 pha ), lắp song song với nguồn điện để cắt giảm xung điện sét lớn xuống đất. Cấu hình của loại này gồm có 3 phần: +) Van cắt sét: Dùng để cắt xả xung điện sét lan truyền trên lưới hạ thế xuống đất, trước khi nó có thể theo nguồn điện đi vào phụ tải. +) Dây dẫn sét: Dùng để dẫn dòng sét từ điểm nút mạng đến van cắt sét và từ van cắt sét đến hệ thống tiếp đất. +) Hệ thốn tiếp địa: Dùng để tản dòng điện sét trong đất. Cấu hình của hệ thống tiếp đất này gồm: - Các cọc tiếp địa: thường dài từ 2,4 mét đến 3 mét. Đường kính ngoài thường là 14 – 16mm. Được chôn thẳng đứng và cách mặt đất từ 0.5 đến 1 mét. - Ốc siết cáp hoặc mối hàn hoá nhiệt CADWELD: dùng để liên kết dây tiếp đất và các cọc tiếp đất với nhau. +) Cấu tạo của van cắt sét: Van cắt sét được chế tạo từ ô xýt kim loại ( metal oxide varristor – mov ) thường là ô xýt kẽm. Đặc điểm của loại vật liệu này là chì có thể dẫn điện ở điện áp cao và sẽ trở thành vật cách điện ở điện áp thấp, điện càng cao thì dòng điện thông mạch càng lớn và điện áp càng giảm thì dòng thông mạch càng giảm về zê rô ( còn gọi là khối điện trở phi tuyến ) +) Nguyên lý làm việc của van cắt sét: Khi sét đánh trực tiếp vào đường dây hạ thế 3 pha 220/380vac – 50hz, hoặc sét đánh vào vùng lân cận rồi cảm ứng vào đường dây hạ thế rồi lan truyền vào van cắt sét trước khi nó đến phụ tải (các thiết bị dùng điện). Xung điện sét này có biên độ điện áp lớn làm cho điện trở phi tuyến của van cắt sét ngưỡng dẫn, lúc này nó sẽ mở mạch để độ điện áp lớn làm cho điện trở phi tuyến của van cắt sét ngưỡng dẫn, lúc này nó sẽ mở mạch cho dòng điện sét đi qua nó xuống đất. Khi xung điện sét giảm thấp đến dưới giá trị điện áp ngưỡng của van cắt dét thì điện trở phi tuyến của van cắt sét sẽ tan nhanh để ngắt dòng cắt xung sét. b. Dùng thiết bị cắt lọc sét (thường là lắp nối tiếp với phụ tải) để vừa cắt xung điện sét, vừa lọc được các loại sóng hài, các nhiễu tần số cao của sét. +) Cấu hình: loại này gồm có 3 phần: Thiết bị lọc sét: Dùng để cắt xả xung điện sét lan truyền trên lưới hạ thế xuống đất và lọc các sóng hài các nhiễu tần số cao trước khi chúng có thể theo nguồn điện đi vào phụ tải. Dây dẫn sét: Dùng để dẫn dòng sét từ thiết bị cắt lọc sét sét đến hệ thống tiếp đất. Hệ thống tiếp đất: dùng để tản dòng điện sét trong đất. Cấu hình của hệ thống tiếp địa này gồm: Các cọc tiếp địa: thường dài từ 2,4 mét đến 3 mét. Đường kính ngoài thường là 14 – 16mm. Được chôn thẳng đứng và cách mặt đất từ 0,5 đến 1 mét. Khoảng cách cọc với cọc từ 3 đến 15 mét. Dây tiếp địa: thường là cáp đồng trần có tiết diện từ 50 đến 75mm2 dùng để liên kết các cọc tiếp đất này lại với nhau . Cáp này nằm âm dưới mặt đất từ 0.5 đến 1 mét. Ốc siết cáp hoặc mối hàn hoá nhiệt cadweld: dùng để liên kết dây tiếp đất với nhau. +) Cấu tạo của thiết bị cắt lọc sét thường bao gồm: Van cắt sét sơ cấp ( nằm phía trước ) Bộ lọc sóng hài và nhiễu ( nằm giữa) Van cắt sét thứ cấp ( nằm phía sau) Van cắt sét sơ cấp và thứ cấp được chế tạo từ ô xýt kim loại ( metal oxide varristor – mov ) thường là ô xýt kẽm. Đặc điểm của loại vật liệu này là chỉ có thể dẫn điện ở điện cáp cao và sẽ trở thành vật cách điện ở điện áp thấp, điện áp càng cao thì dòng điện thông mạch càng lớn và điện áp càng giảm thì dòng thông mạch càng giảm về zê rô ( còn gọi là khối điện trở phi tuyến ). Bộ lọc sóng hài được cấu tạo từ cuộn kháng điện I và các tụ lọc, cuộn khán I được lắp nối tiếp với mạch điện còn tụ lọc thì lắp song song với mạch điện ( nằm phí sau cuộn kháng điện I). +) Nguyên lý làm việc của thiết bị cắt lọc sét: Khi đánh sét trực tiếp vào đường dây điện hạ thế 3 pha 220/380 – 50 hz, hoặc sét đánh vào vùng lân cận rồi cảm ứng vào đường dây hạ thế rồi lan truyền vào thiết bị cắt lọc sét trước khi nó đến phụ tải ( Các thiết bị dùng điện ). Xung điện sét còn sót với biên độ thấp khi ra khỏi bộ lọc I – c thì sẽ bị van cắt sét thứ cấp cắt thêm một lần nữa. Khi xung điện sét giảm thấp đến dưới giá trị điện áp ngưỡng của van cắt thì điện trở phi tuyến của van cắt sét sẽ tăng nhanh để ngắt dòng cắt xung sét. 2. Chống sét lan truyền cho lưới điện hạ thế 3 pha 220/380v – 50/60hz: a. Dùng chống sét Van sơ cấp: (gọi là thiết bị cắt sét nguồn 3 pha hoặc 1 pha), lắp song song với nguồn điện để cắt giảm xung điện sét lớn xuống đất. ƯU ĐIỂM: - Không chỉ giới hạn dòng tải nên cùng lúc có thể bảo vệ được nhiều thiết bị dùng điện. - Vì vậy chỉ là thiết bị cắt sét sơ cấp nên thường giá thành thấp. NHƯỢC ĐIỂM: - Chỉ cắt hầu hết các xung lớn mà không lọc được các thành phần tần số cao của sét, như các sóng hài, các loại nhiễu… Các hãng có thể đáp ứng tốt như : TPS –Úc, OBO – Đức, MCG – USA, ERICO – Úc, TERCEL – Úc. - Dùng thiết bị cắt lọc sét ( thường là lắp nối tiếp với phụ tải ) để vừa cắt xung điện sét, vừa lọc được các loại sóng hài của sét. ƯU ĐIỂM: - Bảo vệ đa cấp cho phụ tải (gồm cắt sét sơ cấp, lọc, cắt sét thứ cấp ), do đó độ an toàn cao. NHƯỢC ĐIỂM: - Vì được chế tao bảo vệ đa cấp nên giá thành cao. - Vì lắp nối tiếp nên bị giới hạn với một dòng điện nhất định. - Các hãng đáp ứng tốt như: TPS – Úc, OBO – Đức, ERICO – Úc, YERCEL – Úc. c. Chống sét lan truyền cho đường dây thông tin: - Chống sét lan truyền cho đường dây điện thoại lắp đặt trên phiến Krone 10 đôi dây: tuỳ theo mức điện áp tín hiệu, tần số làm việc, tốc độ đường truyền sẽ lựa chọn các thiết bị bảo vệ khác nhau. Các hãng có thể đáp ứng như : TPS – Úc, ERICO – Úc, TERCEL – Úc. - Chống lan truyền trên đường dây nối mạng máy tính cáp RJ45: có nhiều hãng để lựa chọn như APC – USA, ATLENTIC – USA, ERICO – Úc, TPS – Úc. - Chống sét lan truyền trên đường dây cáp đồng trục: có nhiều hãng để lựa chọn như: ERICO – Úc, TPS – Úc, OBO –Đức. Công ty Cổ phần Lucky Plus chuyên tư vấn, cung cấp và lắp đặt hệ thống chống sét cho các công trình lớn nhỏ, đảm bảo uy tín và chất lượng. Quý khách có nhu cầu vui lòng liên hệ với chúng tôi để có được những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất!

Phòng cháy chữa cháy là gì

23 July, 2018
- Phòng cháy chữa cháy (PCCC) là gì? - Định nghĩa PCCC? - Nguyên lý PCCC? - Phương pháp PCCC? - Hệ thống PCCC? - Trang thiết bị PCCC?

Phòng cháy chữa cháy (PCCC): Trời nắng nóng đồ điện gia dụng chập cháy hàng loạt, ra ngoài cần chú ý kẻo trả giá bằng tính mạng!

23 July, 2018
Phòng cháy chữa cháy (PCCC): Trời nắng nóng đồ điện gia dụng chập cháy hàng loạt, ra ngoài cần chú ý kẻo trả giá bằng tính mạng! Một số đồ gia dụng thiết yếu trong gia đình lại tiềm ẩn những nguy cơ mất an toàn, có thể dẫn đến sự cố cháy nổ nghiêm trọng, gây thiệt hại đến sức khỏe thậm chí cả tính mạng. Gần đây liên tiếp xảy ra các vụ cháy nổ với lý do chập cháy điện, chúng ta cần hiểu rõ về vấn đề này để có biện pháp xử lý rủi ro cũng như cách phòng tránh cho bản thân gia đình khỏi những tai nạn, thiệt hại về người và của không đáng có. Theo Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy TP. Hà Nội, trong 7 tháng đầu năm 2017, trên địa bàn thành phố đã có 282 vụ cháy xuất phát từ sự cố về điện, chiếm hơn 55% tổng số vụ cháy. Trong năm 2015, các vụ cháy trên cả nước làm chết 62 người, bị thương 264 người, thiệt hại về tài sản lên đến 1.498 tỷ đồng. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2016, 1206 vụ cháy, nổ đã xảy ra trong đó có 571 vụ, chiếm gần 60%, xuất phát từ nguyên nhân chính là sự cố hệ thống điện và thiết bị điện.   Rất nhiều vụ cháy nổ xảy ra do chập cháy thiết bị đồ điện gia dụng Trước những thiệt hại to lớn mà những vụ nổ gây ra, đã đến lúc chúng ta cần phải nhìn lại những đồ vật quanh mình, để xác định đâu là những thứ tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ và cách phòng tránh trước khi quá muộn. Dùng đồ điện trong nhà tắm hoặc nhà vệ sinh Những ổ cắm điện trong nhà tắm theo tiêu chuẩn sẽ phải được đặt ở vị trí cao, cách xa nguồn nước để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên không vì thế mà chúng ta có thể thoải mái sấy tóc hay sạc điện thoại trong nhà tắm mà không có chuyện gì xảy ra. Sự thật là các thiết bị điện đều có nguy cơ bị rò điện, và nếu như bạn đang đi chân không, hoặc sàn nhà đang ướt thì quả là vô cùng nguy hiểm cho tính mạng của mình. Mối nguy từ bóng đèn dây tóc Ngoài nguyên nhân chập điện, quá tải thông thường, khi bóng đèn quá nóng, một giọt nước rơi vào mặt thủy tinh cũng khiến bóng đèn vỡ tung. Tuy sức nổ không lớn nhưng những mảnh thủy tinh văng xa và mạnh có thể gây nên những tổn thương ngoài ý muốn. Sử dụng dây điện, thiết bị điện rẻ tiền   Nối dây sai cách và dùng dây điện rẻ tiền có thể khiến bạn phải trả giá Một trong những nguyên nhân cháy nổ phổ biến nữa là do chập, cháy đường điện hoặc các thiết bị điện trong gia đình. Việc sử dụng một dây điện kém chất lượng có thể tăng nguy cơ rò điện, chập điện, gây đoản mạch nữa. Hậu quả nhẹ thì khiến các thiết bị điện khác cũng hỏng, nặng thì gây cháy nổ, thậm chí là thiệt hại về người. Tương tự như vậy, các thiết bị điện kém chất lượng sẽ không đảm bảo an toàn, làm tăng nguy cơ tai nạn điện. Dùng đồ điện khi tay ướt Trên thực tế, nguy cơ bị giật điện sẽ thấp hơn rất nhiều nếu bạn dùng tay khô, vì bản thân cơ thể người đã có điện trở tương đối lớn. Nhưng nếu tay bạn ướt thì khác, vì nước lúc này mới là vật dẫn điện. Dập lửa điện bằng nước   Khi đồ điện bị cháy nổ nếu dập lửa bằng nước thì đúng là đại họa    Dù chuẩn bị kỹ đến đâu, nguy cơ chập điện gây cháy nổ vẫn có thể xảy ra vì một số nguyên nhân như bị chuột cắn dây điện. Và lúc này nếu dập lửa bằng nước thì đúng là đại họa. Dòng điện khi gặp nước sẽ càng mạnh lên, gây nổ, hoặc thậm chí theo dòng nước giật thẳng vào người chúng ta. Nếu tình huống như vậy có xảy ra, thứ duy nhất được dùng là bình cứu hỏa. Trong trường hợp không có bình, hãy ngắt aptomat điện của cả nhà rồi gọi cứu hỏa ngay và luôn. Bọc dây điện sai cách Nhiều người cho rằng chỉ cần bọc dây điện bằng băng dính cách điện là an toàn, nhưng rất tiếc, điều này chưa đủ. Việc cuốn dây quá nặng có thể khiến lõi dây không thể thoát nhiệt, gây quá tải nhiệt và chập điện. Hơn nữa, các loại dây điện chất lượng tốt vốn có vỏ cao su cách điện rất tốt, nên việc cuốn thêm băng dính cách điện là hoàn toàn không cần thiết. Ngoài ra, trong thời tiết nắng nóng như hiện nay, khi đi ra ngoài mọi người chú ý tắt hết nguồn điện để tránh tình trạng chập cháy dây điện gây nên hậu quả đáng tiếc. Nguồn bài viết: T.H - Blogtamsu   Phòng cháy chữa cháy là gì Phòng cháy chữa cháy (PCCC) là gì? Định nghĩa PCCC? Nguyên lý PCCC? Phương pháp PCCC? Hệ thống PCCC? Trang thiết bị PCCC? Mặt nạ chống độc TLZ 30 - Giải pháp an toàn hiệu quả Như bạn đã biết, hiện nay ở Việt Nam đang xảy ra rất nhiều vụ cháy nổ, chúng đến đột ngột, nghé thăm bất thình lình và để lại nhiều hậu quả tàn khốc khiến chúng ta phải giật mình! Quy trình xử lý khi gặp đám cháy Gồm 7 bước: Bước 1 : Bình tĩnh xử lý khi có cháy nổ (bước quan trọng nhất). Khi biết cháy cần xác định nhanh điểm xảy ra cháy – Nhanh chóng đưa ra các giải pháp để chữa cháy chống cháy. Cần thứ tự 
Facebook Lucky Plus Messenger Lucky Plus 0975083931