Tin tức

Quy trình xử lý khi gặp đám cháy

23 July, 2018
Quy trình xử lý khi gặp đám cháy Gồm 7 bước: Bước 1: Bình tĩnh xử lý khi có cháy nổ (bước quan trọng nhất) – Khi biết cháy cần xác định nhanh điểm xảy ra cháy – Nhanh chóng đưa ra các giải pháp để chữa cháy chống cháy – Cần thứ tự được các việc cần làm  Bước 2: Báo động bằng những cách nhanh nhất để mọi người biết như – Hô hoán mọi người thông báo cho nhau – Thông báo qua nhanh gọn qua loa truyền thanh – Nhấn nút chuông của hệ thống báo cháy... Bước 3: Lập tức ngắt điện toàn khu vực bị cháy – Cắt cầu dao điện ngay khi có thể – Ngắt attomat – Nhớ là phải dùng dụng cụ như kìm điện, ủng, găng cách điện để cắt điện để tránh nguy cơ bị điện giật Bước 4: Báo ngay có lực lường phòng cháy chữa cháy (PCCC) bằng cách gọi 114 từ điện thoại di động hoặc điện thoại bàn, hãy dùng cách nào nhanh nhất có thể Bước 5: Sử dụng các phương tiện chữa cháy có sẵn gần nhất để dập cháy – Bình bột chữa cháy, bình chữa cháy khí CO2, bình chữa cháy Foam... – Mền chữa cháy, cát. – Nước (tránh dùng nước khi chất cháy là dầu, xăng...các loại có tỷ trọng nhẹ hơn nước) – Trường hợp đặc biệt nếu có vòi chữa cháy và lăng trụ phun nước thì nhanh chóng kéo vòi và phun vào đám cháy. Bước 6: Cứu những người bị nạn, những người có khả năng thoát được đám cháy. Bước 7: Di chuyển các tài sản hàng hóa lưu động và các chất dễ cháy ra nơi an toàn. Nguồn: Lucky Plus   Phòng cháy chữa cháy là gì Phòng cháy chữa cháy (PCCC) là gì? Định nghĩa PCCC? Nguyên lý PCCC? Phương pháp PCCC? Hệ thống PCCC? Trang thiết bị PCCC? Mặt nạ chống độc TLZ 30 - Giải pháp an toàn hiệu quả Như bạn đã biết, hiện nay ở Việt Nam đang xảy ra rất nhiều vụ cháy nổ, chúng đến đột ngột, nghé thăm bất thình lình và để lại nhiều hậu quả tàn khốc khiến chúng ta phải giật mình! Những biện pháp phòng cháy cơ bản Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mục tiêu các biện pháp phòng cháy được sử dụng chủ yếu là  

Những biện pháp phòng cháy cơ bản

23 July, 2018
Những biện pháp phòng cháy cơ bản A. BIỆN PHÁP PHÒNG CHÁY Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mục tiêu các biện pháp phòng cháy được sử dụng chủ yếu là: 1. Tạo môi trường không cháy và khó cháy bằng cách thay thế các khâu sản xuất kinh doanh, môi trường, thiết bị vật liệu…từ dễ cháy, có nguy hiểm cháy, trở thành không cháy và khó cháy. 2. Ngăn chặn triệt tiêu nguồn nhiệt gây cháy, quản lý chặt chẽ nguồn lửa, nguồn nhiệt sử dụng trong sản xuất hoạt động kinh doanh, trong sinh hoạt. 3. Cách ly chất cháy với nguồn lửa, nguồn nhiệt với máy móc htiết bị với các khâu hoạt động sản xuất có khả năng sinh nhiệt, gây cháy. 4. Hạn chế diện tích sản xuất, diện tích bảo quản chất cháy với máy móc thiết bị tới mức cần thiết. 5. Ngăn chặn đường phát triển của lửa như xây tường ngăn cháy, cửa ngăn cháy đê bao vành đai trống, lắp đặt thiết bị chống cháy lan. 6. Lắp đặt hệ thống báo cháy và chữ cháy tự động, bán tự động. B. PHƯƠNG PHÁP CHỮA CHÁY Có 3 phương pháp chữa cháy cơ bản: 1. Ngăn cách ôxy với chất cháy (cách ly) Là phương pháp cách ly ôxy với chất cháy hoặc tách rời chất cháy ra khỏi vùng cháy. Dùng thiết bị chất chữa cháy úp chụp đậy phủ lên bề mặt của chất cháy. Ngăn chặn ôxy trong không khí với vật cháy. Đồng thời di chuyển vật cháy ra khỏi vùng cháy. Các thiết bị chất chữa có tác dụng cách ly như lắp đậy chậu, đất cát, bọt chữa cháy, chăn nệm, bao tải, vải bạt. 2. Làm loãng nồng độ ôxy và hỗn hợp chất cháy ( làm ngạt) Là dùng các chất không tham gia phản ứng cháy phun vào vùng cháy làm loãng nồng độ ôxy và hỗn hợp cháy tới mức bị ngạt không duy trì được sự cháy. Sử dụng các chất chữa cháy như khí CO2, nitơ ( N2) bọt trơ. 3. Phương pháp làm lạnh (thu nhiệt) Là dùng các chất chữ cháy có khả năng thu nhiệt làm giảm nhiệt độ của đám cháy nhỏ hơn nhiệt độ bắt cháy của chất cháy đám cháy sẽ tắt. Sử dụng các chất chữa cháy như khí trơ lạnh CO2, N2 H2O. Sử dụng nước chữa cháy cần chú ý không dùng nước chữa các đám cháy đang có điện, hóa chất kỵ nước như: xăng, dầu, gas và đám cháy có nhiệt độ cao trên 19000C mà nước quá ít. C. QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT SỰ CỐ CHÁY XẢY RA Khi có cháy xảy ra cần tiến hành một cách khẩn trương các công việc sau: 1. Báo động cháy ( tự động, kẻng, tri hô) 2. Cắt điện khu vực cháy 3. Tổ chức cứu người bị nạn, tổ chức giải thoát cho người và di chuyển tài sản ra khỏi khu vực cháy. 4. Tổ chức lực lượng sử dụng phương tiện chữa cháy tại chỗ để cứu chữa đám cháy. 5. Gọi điện báo cháy cho đội chữa cháy chuyên nghiệp gần nhất hoặc báo về trung tâm chữa cháy của thành phố ( sđt 114). 6. Bảo vệ ngăn chặn phần tử xấu lợi dụng chữa cháy để lấy cắp tài sản, giữ gìn trật tự phục vụ chữa cháy thuận lợi. 7. Hướng dẫn đường nơi đỗ xem nguồn nước chữa cháy cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp khi tới hỗ trợ. 8. Phối hợp chặt chẽ với lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp cứu chữa đám cháy. 9. Triển khai lực lượng bảo vệ hiện trường cháy sau khi dâp tắt đám cháy. Nguồn: Lucky Plus   Phòng cháy chữa cháy là gì Phòng cháy chữa cháy (PCCC) là gì? Định nghĩa PCCC? Nguyên lý PCCC? Phương pháp PCCC? Hệ thống PCCC? Trang thiết bị PCCC? Mặt nạ chống độc TLZ 30 - Giải pháp an toàn hiệu quả Như bạn đã biết, hiện nay ở Việt Nam đang xảy ra rất nhiều vụ cháy nổ, chúng đến đột ngột, nghé thăm bất thình lình và để lại nhiều hậu quả tàn khốc khiến chúng ta phải giật mình! Quy trình xử lý khi gặp đám cháy Gồm 7 bước: Bước 1 : Bình tĩnh xử lý khi có cháy nổ (bước quan trọng nhất). Khi biết cháy cần xác định nhanh điểm xảy ra cháy – Nhanh chóng đưa ra các giải pháp để chữa cháy chống cháy. Cần thứ tự 
Facebook Lucky Plus Messenger Lucky Plus 0975083931